Giao Tiếp Trắc Ẩn

Trong nhóm những người tiếp cận Giao tiếp Trắc ẩn (GTTA) thì nhóm người đang làm công tác phát triển con người gồm tham vấn, khai vấn, giáo dục đã từng kinh qua các trường phái tâm lý có lợi thế rất lớn.

  1. Nhóm người chữa lành nhìn ra ngay cách tiếp cận nhân văn (humanistic), trị liệu nhận thức (CBT), thực hành chú tâm (mindfulness) là nền tảng của GTTA. Cách tiếp cận nhân văn được đề cập rất nhiều trong tham vấn tâm lý và khi lồng ghép vào GTTA, nó được cụ thể hóa thành những những bước thực hành.

Có nhiều tài liệu xếp GTTA thuộc nhóm Tâm lý học Tích Cực, phi bệnh học (non pathology), không coi các khó khăn mà khách hàng đang gặp phải là một dạng rối loạn tâm lý. Những khó khăn này là biểu hiện của các nhu cầu chưa được đáp ứng mà thôi. Cách tiếp cận này tin tưởng vào nội lực để giải quyết vấn đề của khách hàng. Như vậy, đây là phương pháp phù hợp với những không đi gặp nhà tham vấn vì họ không cảm thấy mình có “vấn đề tâm lý” gì cả. Thậm chí, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân muốn giảm cân chỉ bắt đầu thay đổi hành vi ăn uống kể từ khi nhận được sự thấu cảm thật sự của bách sỹ điều trị.

Trong trị liệu cặp đôi thì các nhà thực hành có hầu hết đều biết đến trường phái “Trị liệu tập trung vào cảm xúc” (Emotional Focused Therapy). Trường phái này được phát triển sau GTTA khoảng 2 thập kỷ và cách tiếp cận cũng dựa trên Nhu cầu & Cảm Xúc giống GTTA.

2. Nhóm khai vấn và giáo dục, nhà phát triển con người có thể giúp khách hàng/ học sinh/ nhân viên của mình nhìn thấy động lực nội tại và những giá trị quan trọng của họ. Họ cũng có thể lý giải mức độ hài lòng, hiệu quả của khách hàng hiện tại, từ đó định hướng phát triển phù hợp với động lực nội tại.

3. Trong các chương trình Giáo Dục Cảm Xúc (SEL), Quản Lý Stress (Mindfulness-based Stress Reduction) thì GTTA là một cấu phần quan trọng của chương trình để phát triển kỹ năng xã hội, gia tăng thấu cảm và giao tiếp hiệu quả với người khác.